Hotline
Mua bán, sáp nhập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sở hữu trí tuệ
13/09/2022
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. Việc sáp nhập doanh nghiệp chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, để sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Một hoặc một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Các doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập
Các trường hợp cấm sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.
- Pháp luật nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.